HƯỚNG DẪN VẼ TRANH PHONG CẢNH THÀNH PHỐ VÔ CÙNG SINH ĐỘNG CHO HỌC SINH

Chủ đề vẽ tranh phong cảnh thành phố luôn là một chủ đề vô cùng thú vị và thu hút các bạn nhỏ. Bởi trong mắt trẻ nhỏ, chắc hẳn các em luôn mong ước và khao khát có được một cuộc sống tươi vui, nhộn nhịp và tràn đầy hạnh phúc như cuộc sống thành phố. Chính vì vậy, dưới đây chúng mình sẽ hướng dẫn các bạn khắc họa nên những bức tranh thành phố nhộn nhịp, vui vẻ chỉ bằng một vài bước vô cùng đơn giản. Cùng theo dõi nhé!

Mục lục bài viết

Cách 1: Hướng dẫn vẽ tranh phong cảnh xe cộ, đường xá thành phố bằng màu sáp

Bước 1: Đầu tiên, chúng ta sẽ vẽ hai hình tròn nhỏ để làm bánh xe ô tô. Tiếp theo vẽ hai nửa hình tròn trên hai hình tròn vừa vẽ rồi nối hai nửa hình tròn lại với nhau để tạo thành bánh xe ô tô đang lăn bánh trong bức tranh phong cảnh thành phố.

Hình ảnh bánh xe ô tô

Bước 2: Tiếp theo, ở hai đầu còn lại của hai nửa hình tròn, chúng ta sẽ kéo hai nét nhỏ thẳng sang ngang ở mỗi đầu, rồi từ hai nét thẳng ngang đó lại tiếp tục dùng một đường thẳng kéo thẳng lên và cuối cùng nối hai đường thẳng ấy với nhau để tạo thành một chiếc ô tô trong thành phố.

Hình ảnh phác họa ô tô thứ nhất

Bước 3: Dùng hai hình tròn nhỏ hơn vẽ bên trong hai chiếc bánh xe ô tô để làm vành xe. Và vẽ thêm hai hình chữ nhật nhỏ trên ô tô làm cửa sổ của xe.

Hình ảnh cửa sổ ô tô

Bước 4: Vẽ nửa hình tròn ở đầu ô tô để làm đèn phía trước, nửa hình chữ nhật ở phía sau xe ô tô để làm đèn phía sau. Có thể vẽ những tia sáng tỏa ra từ hai chiếc đèn như dưới đây để bức tranh phong cảnh thành phố thêm rực rỡ và sáng sủa.

Hình ảnh đèn xe ô tô

Bước 5: Tương tự như trên, chúng ta vẽ thêm một chiếc xe ô tô nữa phía sau xe ô tô vừa vẽ giúp cho bức tranh phong cảnh thành phố thêm vui tươi, nhộn nhịp. Chú ý có thể thay đổi một chút hình dạng của xe để có thể tạo ra nhiều loại xe khác nhau cho bức tranh thêm sống động.

Hình ảnh hai xe ô tô

Bước 6: Vẽ một nét thẳng nằm ngang trên nửa đầu xe ô tô để ngăn cách làm đường xá thành phố. Trước mặt hai chiếc ô tô, vẽ những hình chữ nhật nhỏ đứng thẳng cạnh nhau để làm vạch kẻ đường cho bức tranh phong cảnh thành phố.

Hình ảnh vạch kẻ đường

Bước 7: Đã là tranh phong cảnh thành phố thì không thể nào thiếu chiếc đèn giao thông phải không nào? Trên vạch kẻ ngăn cách trên nửa đầu ô tô, vẽ một hình chữ nhật to thẳng và vẽ ba hình tròn nhỏ thẳng hàng nhau năm trong tượng trưng cho ba màu sắc của đèn giao thông. Dưới hình chữ nhật đó, ta vẽ thêm hai hình chữ nhật nhỏ để làm cột đèn giao thông.

Hình ảnh cột đèn giao thông

Bước 8: Bên cạnh cột đèn giao thông, ta dùng những hình chữ nhật tam giác cạnh nhau để vẽ những tòa nhà cao tầng trong thành phố. Bên trong những tòa nhà đó, có thể sử dụng linh hoạt các hình dạng khác nhau để làm những ô cửa sổ và cửa chính cho những tòa nhà cao tầng. Chỉ với những hình dạng khác nhau, chúng ta đã có thể vẽ được rất nhiều những tòa nhà cao tầng đa dạng, độc đáo để giúp cho bức tranh phong cảnh thành phố thêm nhộn nhịp.

Hình ảnh các tòa nhà cao tầng

Bước 9: Tương tự như những hướng dẫn trên, có thể vẽ thêm một vài tòa nhà cao tầng hoặc những vạch kẻ đường cho bức tranh phong cảnh thành phố có nhiều chi tiết hơn.

Hình ảnh các vạch kẻ đường tiếp

Bước 10: Cuối cùng, dùng sáp màu theo ý thích của bạn để họa lên những màu sắc rực rỡ, sinh động cho bức tranh phong cảnh thành phố được xinh đẹp hơn. Bạn có thể tham khảo những màu sắc mà chúng mình đã phối dưới đây như màu xanh, đỏ, vàng để bức tranh thật sống động nhé! 

Hình ảnh sau khi đã tô màu bức tranh

Cách 2: Vẽ tranh phong cảnh nhà cao tầng ở thành phố đô thị bằng màu chì

Bước 1: Đầu tiên. ta vẽ một nét thẳng nằm ngang ở giữa bức tranh để làm vạch ngăn cách giữa nhà cửa và đường xá thành phố. Tiếp theo ta vẽ những hình chữ nhật nằm thẳng đứng san sát nhau để phác họa những ngôi nhà cao tầng ở thành phố.

Hình ảnh phác thảo tòa nhà cao tầng

Bước 2: Ở hình chữ nhật đầu tiên, dùng những nét thẳng chia cắt hình chữ nhật để tạo thành các tầng của tòa nhà. Trên đầu hình chữ nhật ta dùng một hình thang để làm mái nhà cho ngôi nhà cao tầng. Và dùng những nửa hình tròn nối nhau để làm mái cho tầng 1 và tầng 2. Dùng các hình vuông và hình chữ nhật khác nhau để vẽ cửa sổ và cửa chính cho tòa nhà cao tầng trong bức tranh phong cảnh thành phố.

Hình ảnh mái nhà cao tầng

Bước 3: Ở ngôi nhà thứ hai, ta thay hình thang thành một hình tam giác làm mái nhà và vẽ các ô cửa sổ, cửa chính tương tự như ở ngôi nhà thứ nhất.

Hình ảnh các tòa nhà cao tầng tương tự

Bước 4: Tương tự với những ngôi nhà còn lại, chúng ta cũng dùng những hình dạng khác nhau để vẽ cửa sổ và cửa chính cho các ngôi nhà đó, giúp cho bức tranh phong cảnh thành phố thêm đa dạng. Trên những ngôi nhà vẽ thêm cây cối cho bức tranh thêm phong phú và sinh động. 

Hình ảnh cây thành phố

Bước 5: Bạn có thể thêm một vài chi tiết nhỏ vào những ngôi nhà để chúng thêm phong phú, đa dạng hơn. Sau khi hoàn thành những ngôi nhà dưới đất thì ta tiếp tục đến với bầu trời. Trên nền trời xanh, ta vẽ thêm những đám mây đang bay lượn bồng bềnh. 

Hình ảnh họa tiết các ngôi nhà cao tầng

Bước 6: Ở bên kia đường, vẽ những bạn nhỏ đang chơi đùa với nhau và trên tay mỗi bạn đều cầm một quả bóng bay rất vui vẻ. Bên rìa đường, ta vẽ thêm những lùm cây nhỏ xanh tốt để bức tranh phong cảnh thành phố tràn đầy sức sống hơn.

Hình ảnh con người

Bước 7: Bên cạnh đám trẻ, vẽ hai bán hình tròn lồng nhau để làm hồ sen. Bên trong hồ sen, vẽ những bông hoa sen bằng cách ghép những cánh sen hình giọt nước vào với nhau. Đồng thời vẽ thêm vài chiếc lá sen giúp bức tranh phong cảnh thành phố phong phú, đa dạng hơn.

Hình ảnh hồ

Bước 8: Cuối cùng, dùng màu chì theo ý thích để hoàn thiện bức tranh. Chú ý có thể kết hợp các màu sắc khác nhau cho cùng một chi tiết để bức tranh đa dạng, tươi đẹp hơn. Bạn có thể tham khảo cách phối màu của chúng mình ở dưới đây.

Hình ảnh bức tranh hoàn thiện

Cách 3: Vẽ tranh phong cảnh thành phố lúc về đêm bằng sáp dầu

Bước 1: Đầu tiên, chúng ta cần chuẩn bị một tờ giấy trắng. Sau đó, trên tờ giấy trắng, chúng ta vẽ một đường thẳng chia ngang bề mặt giấy thành hai phần. Một phần là mặt đất, cảnh thành phố ban đêm, một phần dưới là cảnh thành phố được phản chiếu lung linh ở dưới nước.

Hình ảnh tờ giấy trắng

Bước 2: Tiếp đến, chúng ta dùng một vật hình tròn hoặc một miếng giấy dán lên trên giữa nửa trên của tờ giấy tránh tô màu vào chỗ trống đó để tạo thành hình mặt trăng sáng trên bầu trời thành phố. Giúp bức tranh thành phố ban đêm thêm rực rỡ, sáng lung linh hơn

Hình ảnh giấy dán hình tròn

Bước 3: Tiếp theo, chúng ta có thể dùng một chiếc bút màu sáp xanh nước biển nhạt để tô toàn bộ nửa trên của bức tranh. Có thể để các khoảng trống nhau khi tô màu để tạo hiệu ứng đậm nhạt cho bầu trời đêm. Giúp bức tranh thành phố thêm sinh động.

Hình ảnh tô màu bầu trời

Bước 4: Dùng màu sáp xanh nước biển đậm để tô lên trên màu xanh nước biển nhạt, chú ý tô xen kẽ vào các khoảng trắng và xen kẽ với màu xanh nước biển nhạt để khắc họa bầu trời đêm của bức tranh thành phố về đêm thêm chân thực. Tạo hiệu ứng đậm nhạt

Hình ảnh tô màu xanh đậm

Bước 5: Lại tiếp tục dùng màu sáp xanh nước biển nhạt tô phần nửa dưới của bức tranh để phác thảo cảnh mặt nước biển ở bên dưới thành phố, giúp bức tranh thành phố về đêm thêm sống động, rực rỡ. Đồng thời giúp bức tranh thành phố buổi đêm thêm thơ mộng, tĩnh mịch hơn nhé.

Hình ảnh tô màu mặt nước

Bước 6: Dùng một miếng giấy trắng nhỏ, bông hoặc một thứ tương tự để tán toàn bộ màu sáp vừa tô trên bức tranh để màu lên bức tranh được mịn hơn. Bên cạnh đó, những khoảng trắng khi tô màu trước đó cũng được lấp đầy, tránh cho bức tranh bị không đều màu nha bạn.

Hình ảnh tán màu

Bước 8: Bóc miếng giấy hình tròn vừa dán trên bức tranh để tạo hình mặt trăng tròn thắp sáng cả thành phố. Đồng thời vẽ những hình vuông, hình chữ nhật hoặc những hình đa diện khác san sát nhau để phác họa những tòa nhà cao tầng chọc trời san sát nhau ở thành phố vào ban đêm.

Hình ảnh các tòa nhà cao tầng

Bước 9: Trên những tòa nhà cao tầng đó, vẽ các hình vuông, hình chữ nhật nhỏ song song và nối tiếp nhau để tạo thành những ô cửa sổ của các tòa nhà cao tầng ấy.

Hình ảnh ô cửa sổ

Bước 10: Dùng một cây màu chì đen để tô những tòa nhà cao tầng trong bức tranh thành phố. Vì đây là cảnh thành phố ban đêm nên những tòa nhà cao tầng được tô màu đen, giúp bức tranh thành phố ban đêm thêm huyền bí . Chú ý khi tô, phải để trống những ô cửa sổ ra nhé!

Hình ảnh tô màu nhà cao tầng

Bước 11: Lần này lại tiếp tục dùng một cây chì màu vàng để tô những ô cửa sổ vừa bỏ trống lúc nãy. Để phác họa ánh đèn lấp lánh của con người bên trong những tòa nhà cao tầng ấy. Khiến bức tranh thành phố ban đêm dù yên lặng, tĩnh mịch nhưng bên cạnh đó vẫn có cuộc sống nhộn nhịp, vui tươi của con người.

Hình ảnh tô màu ô cử sổ

Bước 12: Tiếp đến, dùng bút chì màu đen để kẻ các nét thẳng song song, xen kẽ nhau trên các ô cửa sổ để tạo thành các song cửa sổ của các tòa nhà chọc trời, giúp cho bức tranh thành phố ban đêm thêm chân thực, sát với thực tế hơn.

Hình ảnh các song cửa sổ

Bước 13: Ở nửa dưới của bức tranh, vẽ những hình vuông, chữ nhật hoặc hình đa diện như vừa vẽ ở nửa trên nhưng chúng ta phải vẽ sao cho ngược với hình ảnh các tòa nhà cao tầng vừa tô màu để tạo thành hình ảnh phản chiếu của các tòa nhà cao tầng dưới mặt nước. Bạn cẩn thận vì bước này cần phải thật tỉ mỉ nhé!

Hình ảnh phản chiếu nhà cao tâng dưới nước

Bước 14: Dùng bút chì để tô bóng của các tòa nhà cao tầng dưới mặt nước, dùng bút nước màu vàng để vẽ ánh đèn ở các ô cửa sổ phản chiếu ở dưới nước

Hình ảnh ánh đèn phản chiếu dưới nước

Và cuối cùng, đây chính là thành quả sau khi hoàn thiện bức tranh phong cảnh thành phố ban đêm vô cùng lung linh và lấp lánh

Hình ảnh hoàn thiện bức tranh

Trên đây là ba cách hướng dẫn giúp các bạn có thể khắc họa nên một bức tranh phong cảnh thành phố vô cùng xinh đẹp mà lại đơn giản. Mong rằng những chia sẻ chi tiết trên của chúng mình có thể giúp các bạn “xây dựng” lên một thành phố xinh xắn của riêng mình. Chúc các bạn thành công!