3 Cách vẽ tranh phong cảnh Việt Nam siêu đơn giản

Phong cảnh Việt Nam từ lâu đã  trở thành nguồn nguồn cảm hứng cho biết bao họa sĩ tạo nên bức tranh để đời. Tranh phong cảnh thể hiện rõ nhất vẻ đẹp của quê hương đất nước và thường xuất hiện trong các bài tập về nhà hoặc bài tập trên lớp và là thách thức với học sinh. Nếu bạn đang bí í tưởng cho bài tập của mình hoặc không biết bắt đầu từ đâu thì chỉ cần theo dõi bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn chi tiết.Tranh phong cảnh chia ra nhiều loại: tranh sơn thủy, tranh đồng quê…Ở bài viết này chúng tôi sẽ gợi í cho bạn một số cách vẽ tranh phong cảnh Việt Nam dễ dàng và gây được ấn tượng với thầy cô. Ngoài theo dõi chi tiết các bước, muốn thành công hãy chú ý cả các lưu í của chúng tôi.

Mục lục bài viết

Cách 1: Vẽ tranh phong cảnh cầu vàng Đà Nẵng Việt Nam 

Bước 1: Dùng bút chì vẽ một đường cong chiếm phân nửa trang giấy.

Vẽ đường cong

Bước 2: Tiếp tục vẽ một đường cong tiếp song song với đường cong vừa vẽ 

Thêm một đường cong nữa

Bước 3: Tiếp tục dùng các đường hình chữ nhật để phác họa qua hai bàn tay đang đỡ lấy cây cầu. Ở bước này chúng ta vẽ tay đầu tiên to và tay phía sau nhỏ hơn vì theo qui luật xa gần.

Phác họa hình cánh tay

Bước 4: Ta đi lại các nét bàn tay bằng bút chì dùng các nét cong để phác họa các ngón tay và các nét thẳng để vẽ các vân tay

Vẽ các ngón tay

Bước 5: Từ góc cuối của tờ tranh ta dùng các nét thẳng nghiêng, to nhất là cành chính. Từ cành chính ta chia các cành nhỏ hơn là ta đã hoàn thành một cây nhỏ làm điểm nhấn cho cây rồi.

Vẽ cây

Bước 6: Tiếp dùng các nét cong liên tiếp nhau để tạo các tán cây. Lưu í ở bước này là hãy vẽ các vòng cong có kích thước khác nhau, nhấp nhô thì bức tranh sẽ trông tự nhiên hơn.

Thêm tán cây

Bước 7: Ta thêm một vài chiếc cây khác trang trí và cũng làm cho bức tranh đỡ trống hơn. ở bước này chúng ta có thể tự do chọn vị trí các cây.

Thêm các cây khác

Bước 8: Dùng các nét thẳng để vẽ núi ta chỉ cần tưởng tượng  như đang vẽ các hình tam giác liên tiếp nhau. Hãy vẽ không đều nhau vì các ngọn núi có kích thước khác nhau và độ cao không đồng đều.

Vẽ núi

Bước 9: Phần cổ tay ta vẽ thêm các loài cây cho đỡ trống là bức tranh sẽ đẹp hơn. Đây cũng là bước cuối để hoàn thành bước phác họa bức tranh sau đó là đến bước tô màu

Thêm các lùm cỏ

Bước 10: Dùng màu vàng để tô phần cầu. Lưu í hãy tô thật đều tay, phần rìa có thể tô nhiều lần để màu đậm hơn và hiệu ứng bức tranh cũng đẹp hơn.

Tô cầu vàng

Bước 11: Dùng màu xanh tô phần rìa của cầu và dùng màu xám tô vào phần bàn tay. Hãy tô chỗ sáng màu nhạt và chỗ tối màu đậm hơn. Ở phần vân tay dùng thêm màu xanh rêu để tô sẽ tạo hiệu ứng cổ kính lâu đời.

Tô viền cầu

Bước 12: Vẫn lấy các màu xanh làm chủ đạo để tô màu xanh cho cây và có thể dùng các màu cam đỏ để tô vì có thể lấy bối cảnh mùa thu.

Tô các cây xung quanh

Bước 13: Dùng màu xanh, tím, và hồng tô nốt phần núi. Đặc biệt chúng ta hãy tô theo qui tắc đậm nhạt là chúng ta sẽ khiến bức tranh chân thật hơn.

Hoàn thiện tranh

Cách 2: Vẽ tranh phong cảnh chùa Một Cột Việt Nam bằng bút màu

Bước 1: Vẽ một hình tam giác và một hình chữ nhật chồng lên nhau. Ở đây chúng tôi dùng bút màu đen ngoài ra bạn có thể dùng bút chì, nếu sai chúng ta có thể sửa.

Vẽ mái chùa

Bước 2: Từ phần tam giác vừa vẽ ta kéo dài ra và phần rìa ta vẽ cong lên là được. Hãy vẽ hai bên đều nhau vì đây là các chi tiết đối xứng.

Thêm chi tiết cho mái

Bước 3: Thêm hai hình tam giác nhỏ lồng vào nhau vào phần tam giác vẽ ở bước 1 là hoàn thiện chi tiết cho chiếc mái.

Vẽ tiếp các chi tiết mái

Bước 4: Thêm một hình chữ nhật nối tiếp vào phần vừa vẽ

Vẽ khung chùa

Bước 5: Dùng các nét thẳng và ngang để vẽ các cột nhỏ và lan can cho phần nền chính.

Vẽ các chi tiết

Bước 6: Chùa Một Cột đúng như tên gọi của nó nên chúng ta vẽ một chiếc trụ to nhất vào phần giữa và thêm các chi tiết nhỏ như các thanh đỡ và vân gạch là hoàn thiện

Vẽ trụ chùa

Bước 7: Bên trái của chùa ta nối tiếp một hình chữ nhật và tạo một đường chéo làm đường đi lên.

Vẽ hành lang

Bước 8: Nối thêm các chi tiết để làm bậc thang là hoàn thiện.

Vẽ bậc thang

Bước 9: Vì chùa một cột được xây với các chi tiết đậm chất truyền thống nên chúng ta vẽ thêm các bông hoa sen đá, và dùng các quả cầu tròn để làm cho bức tranh thêm lung linh hơn.

Trang trí cho cảnh vật

Bước 10: Từ bên phải bức tranh ta vẽ thêm tường bao quanh cũng như là nối đi vào chùa. Lưu í của bước này chúng ta hãy vẽ thêm các gạch hoa cho bức tranh thêm cổ kính đúng như kiến trúc của chùa.

Thêm lối đi nhỏ

Bước 11: Vì chùa Một Cột được xây giữa lòng một chiếc hồ to. Được lấy cảm hứng từ bông hoa sen Việt đang bung tỏa, nên các loài cây trồng ở đây cũng liên quan đến nhau. Ta vẽ thêm các bông hoa sen đang vươn lên. Ở bước này ta lưu í hãy vẽ các bông hoa không đều nhau sẽ giúp cho tranh đẹp hơn.

Vẽ hoa sen

Bước 12: Dùng các nét cong vẽ các cành cây. Từ trụ chính ta vẽ ra các nhánh cây nhỏ hơn.

Vẽ cành cây

Bước 13: Dùng tiếp các nét tròn để vẽ tiếp các lá cây đang tỏa ra che bóng mát cho các quan khách. Lưu í của bước này là hãy vẽ không đều nhau và nhấp nhô thì bức tranh sẽ tự nhiên hơn.

Thêm tán cây

Bước 14: Thêm một cành cây nhỏ bên góc trên cùng bên trái của bức tranh. Ở bước này chúng ta không cần vẽ các tán cây vì chúng ta có thể dùng màu tô trực tiếp lên.

Vẽ cành cây

Bước 15: Như đã nói ở trên chùa Một Cột mang đậm vẻ đẹp cổ điển Việt Nam nên chúng ta vẽ thêm các cây cau vào chỗ trống của bức tranh. Ở bước này chúng ta có thể thỏa sức sáng tạo vị trí của các cây.

Vẽ cây cau

Bước 16: Sau bước phác họa ta dùng các màu có sẵn trong hộp màu để tô bức tranh. Đây là bước sáng tạo mang tính cá nhân nên các bạn có thể thỏa sức. Lưu í khi tô có thể áp dụng các kĩ thuật đậm nhạt, sáng tối sẽ khiến tranh đẹp và bắt mắt hơn

Tô màu

Cách 3: Vẽ tranh phong cảnh Tây Bắc ruộng bậc thang Việt Nam

Bước 1: Từ phần rìa của tờ giấy ta vẽ một hình elip bị cắt nửa và vẽ thêm một đế cho hình elip. Ở bước này bạn chỉ cần tưởng tượng là đang vẽ một chiếc bánh quy. Nhớ rằng các bước đều thực hiện bằng bút chì vì nếu sai bạn có thể tẩy đi

Vẽ đế

Bước 2: Từ phần đế ta tiếp tục vẽ mặt tiếp theo nhưng mà không còn là hình elip như bước 1 mà chúng ta dùng các đường cong cong và phần đế cũng đi theo lại các đường cong cong đã vẽ.

Thêm các bậc ruộng

Bước 3: Ta tiếp tục lại vẽ hình elip và chiếc đế như ở bước 1. Lưu í khi vẽ là ở mỗi một tầng thì mặt ruộng sẽ có hình dáng khác nhau việc này giúp cho bức tranh thêm tự nhiên và đẹp hơn. Và thế là ta đã hoàn thành xong một ruộng rồi

Tiếp tục cho đến hết

Bước 4: Tiếp đến ta vẽ tiếp ruộng thứ hai vào bên trái của ruộng vừa hoàn thành. Lưu í ở bước này là các bạn nên vẽ nhỏ hơn ruộng thứ nhất vì theo quy luật xa gần thì ruộng một sẽ gần mắt người nhìn hơn. Ta lại tiếp tục vẽ một hình elip bị cắt nửa như các bước trên

Vẽ đế thứ 2

Bước 5: Thêm đế bằng cách lặp lại , đi theo các nét vừa vẽ là hoàn thành đế rồi.

Vẽ đế

Bước 6: Ở bước này ta vẽ thêm 3 mặt ruộng đi kèm với 3 mặt đế. Bước này muốn đẹp thì hình dạng của các mặt ruộng không đồng đều nhau thì sẽ cho hiệu ứng tự nhiên nhất.

Thêm các bậc thang

Bước 7: Sau khi hoàn thành 2 quả đồi phía trên ta tiếp tục vẽ thêm một bậc ruộng nhỏ cuối cùng. Ta dùng một hình elip hoàn chỉnh vẽ vào giữa khoảng cách của hai quả đồi vừa rồi.

Thêm khung nhỏ

Bước 8: Ta tiếp tục hoàn thiện quả đồi bằng những bậc thang không đồng đều.

Vẽ tiếp các bậc ruộng

Bước 10: Vì ruộng bậc thang sẽ được bà con vùng núi canh tác nên khi vẽ tranh chúng ta không thể bỏ qua núi đúng không nào. Ta sẽ vẽ núi đi từ trái sang phải. Vẽ núi ta chỉ cần vẽ hai đường thẳng chụm vào nhau nhọn là hoàn thành

Vẽ núi

Bước 11: Tiếp tục dùng các bước thẳng nhọn để vẽ núi. Bức tranh sẽ đẹp nhất khi có 3 ngọn với 3 kích thước khác nhau.

Vẽ núi cho đến hết

Bước 12: Sau khi vẽ núi xong ta sẽ vẽ các đường đổ bóng cho núi. Tùy từng góc nhìn ta sẽ đi sát phần đỉnh núi bằng các nét cong cong là chúng ta đã đổ bóng cho núi được rồi. Nếu khó quá chúng ta có thể nhờ bố mẹ hoặc bạn bè

Tạo bóng

Bước 13: Lặp lại ở bước 12 ta hoàn thiện việc đổ bóng cho 2 quả núi còn lại. Lưu í ở bước này là quả bóng cuối cùng tay trai ta đổ bóng vào bên ngược lại với bên của hai quả núi phía trước

Tạo bóng

Bước 14: Để tô điểm cho bức tranh thêm thơ mộng ta vẽ thêm các đám mây đang lơ lửng. Đây là bước dễ nhất vì các bạn có thể tùy chọn vị trí mà bạn mong muốn nhưng vẫn đảm bảo quy tắc to nhỏ khác nhau thì bức tranh của chúng ta sẽ đẹp nhất.

Vẽ mây

Bước 15: Sau khi vẽ xong ta thức hiện bước đi lại các nét vừa vẽ bằng bút đen đậm, khó trôi màu. Đây là bước giúp cho tranh khi tô màu không bị loang và làm cho bức tranh trông sạch hơn. Vì chúng ta sẽ tẩy các nét vẽ sai đi

Đi lại nét

Bước 15: Tô màu cho bức tranh bạn có thể tùy sức sáng tạo theo í thích.Với các màu cơ bản như xanh,cam,nâu, vàng là chúng ta có thể hoàn thiện tranh  Nếu chưa có í tưởng chúng tôi sẽ để mẫu cho bạn cách tô màu này cũng rất đẹp.

Tô màu

Qua 3 cách vẽ tranh đơn giản trên hẳn là các bạn đã có í tưởng cho vẽ tranh phong cảnh của mình rồi đúng không nào.Từ các bước đơn giản bạn có thể làm thật tốt và rèn luyện được kĩ năng khó hơn. Đừng ngần ngại thể hiện đam mê của mình và khả năng sáng tạo, dù cho đây cũng là các bước đơn giản chúng tôi hy vọng những bước hướng dẫn bạn sẽ ngày càng tiến bộ để có thể tạo được những bức tranh đẹp có thể treo trong nhà hoặc tặng bạn bè.